Khi nào thì doanh nghiệp cần giám đốc tài chính CFO? (Phần 1)
Không ai có vị trí tốt hơn trong một công ty ngoài Giám đốc tài chính để phát triển cấu trúc từ một quy trình phức tạp và tạo ra thành công tài chính bền vững trong kinh doanh. Giám đốc tài chính đưa chuyên môn tài chính của họ và chuyển nó vào vai trò lãnh đạo chiến lược để tạo ra thành công về tài chính cho công ty và các bên liên quan.
Giám đốc tài chính có hiểu biết sâu sắc về mô hình kinh doanh và các mối quan hệ ngân hàng của bạn, làm việc với ban giám đốc, chuẩn bị các báo cáo tài chính và quản lý chi tiết, làm việc với kiểm toán viên, giám sát việc lập kế hoạch thuế và đặt ra các chính sách về kiểm soát và trả lương. Các trách nhiệm của họ bao gồm: lập ngân sách và dự báo, quản lý việc sáp nhập hoặc mua lại và các vấn đề tuân thủ.
CFO có tư duy đi trước thể hiện qua việc họ xem xét các vấn đề kinh tế, công nghiệp, thuế, quy định của chính phủ và xã hội. CFO đặc biệt có giá trị đối với một công ty đang phát triển nhanh chóng, có số lượng nhân viên lớn và các dòng sản phẩm phức tạp. Các nhân viên tài chính cũng mang lại giá trị to lớn cho một công ty khi công ty đang cân nhắc mua lại hoặc chuẩn bị mua lại.
Giám đốc tài chính đóng vai trò một người lãnh đạo khi việc dự báo hiệu quả hoạt động, đặc biệt quan trọng khi một công ty đặt mục tiêu tìm kiếm nguồn tài trợ.
Việc xác định CFO cần mức độ kỹ năng cần thiết gì là tùy thuộc vào tình trạng của công ty và vị trí của công ty trong thời gian tới. Đối với các công ty có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn, nguyên nhân phổ biến để thuê CFO có thể liên quan đến quyết định mua vốn đầu tư. Trong trường hợp này, giám đốc tài chính thường trở thành người liên lạc chịu trách nhiệm cập nhật cho các nhà đầu tư về hoạt động của công ty. Loại hình tổ chức, cho dù nó thuộc khu vực nhà nước hay tư nhân, và lịch sử và văn hóa của nó cũng sẽ ảnh hưởng đến kỹ năng cần có của CFO.
Thị trường chuyển dịch, những tiến bộ trong công nghệ và toàn cầu hóa đã kéo dài định nghĩa về vai trò của CFO. Sẽ không hiệu quả nếu kéo dài vai trò của một giám đốc tài chính quá xa, vì rõ ràng là không mong đợi một giám đốc tài chính sẽ giỏi mọi thứ.
Giám đốc tài chính thực hiện một số nhiệm vụ thiết yếu. Chúng có thể bao gồm:
- Đóng vai trò như một cánh tay phải để hỗ trợ ban lãnh đạo và CEO cho việc phát triển doanh nghiệp.
- Đảm bảo doanh thu về đúng thời điểm. CFO đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì quỹ của doanh nghiệp.
- Nuôi dưỡng các mối quan hệ với các quỹ đầu tư và giúp CEO giảm bớt gánh nặng quản lý các mối quan hệ với các nhà đầu tư, người cho vay và các đối tác chính.
- Hiện nay kinh doanh dựa trên dữ liệu nhiều hơn bao giờ hết. Các giám đốc tài chính phân tích về dữ liệu đó và cung cấp thông tin hỗ trợ kinh doanh từ các dữ liệu đó.
CFO đóng vai trò quan trọng hơn bao giờ hết:
Trong quá trình tăng trưởng nhanh chóng
Tăng trưởng nhanh chóng là một chỉ số quan trọng cho thấy cần có một CFO. Tăng trưởng đòi hỏi sự mở rộng của các hệ thống tự động, đồng thời bổ sung vốn và tài chính. Giám đốc tài chính rất phù hợp để xử lý tăng trưởng doanh thu nhanh chóng do mức độ phức tạp có thể tăng lên. Họ sẽ giải thích về khoản đầu tư và công nghệ cũng như các điều khoản của việc mua lại vốn.
Để công ty phát triển nhanh hơn, CFO sẽ phân tích tình hình tài chính hiện tại của công ty, xu hướng thị trường để thực hiện các chiến lược tốt nhất, cải thiện dòng tiền và lợi nhuận.
Đối với các ngành có sự gián đoạn thường xuyên đòi hỏi phải thay đổi mạnh mẽ trong việc phân bổ nguồn lực và các công ty có tốc độ tăng trưởng nhanh hoặc có kế hoạch M&A (mua bán sáp nhập), các CFO trở thành một nguồn lực quan trọng. Các chuyên gia được thuê ngoài được đánh giá cao vì có kinh nghiệm trong M&A, mạng lưới bên ngoài, tư duy độc lập và tầm nhìn sâu sắc chiến lược. Nhiều CFO nhiều kinh nghiệm về quản trị sự tăng trưởng đã phục vụ trong các công ty dịch vụ chuyên nghiệp như ngân hàng đầu tư, tư vấn hoặc cổ phần tư nhân trong một phần lớn sự nghiệp của họ.
Để phát triển các sản phẩm, thị trường hoặc dịch vụ mới
Tương lai khó đoán hơn bao giờ hết. Công nghệ đột phá, động lực thị trường thay đổi và các mô hình lãnh đạo mới đòi hỏi sự thay đổi, khả năng thích ứng. Do đó, giám đốc tài chính được coi là một chuyên gia thay đổi.
Giám đốc tài chính giúp xác định các cơ hội mới và chuyển đổi các sản phẩm và thị trường của công ty, tận dụng vốn và lập kế hoạch cho sự phát triển trong tương lai, tạo và truyền đạt hiệu quả câu chuyện tăng trưởng của công ty.
Các CFO sẽ xem xét một số vấn đề quan trọng để đảm bảo đáp ứng trường hợp kinh doanh mở rộng toàn cầu. Giám đốc tài chính sẽ hỏi những câu hỏi thiết yếu xoay quanh thị trường tốt nhất và thời điểm mở rộng để tìm ra giải pháp phù hợp.
Theo https://www.cfoselections.com/
Tham khảo thêm
5 THÁCH THỨC MÀ GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH (CFO) PHẢI ĐỐI MẶT TRONG NĂM 2020
ƯU TIÊN CỦA CFO CHO NĂM 2020 VÀ XA HƠN
VAI TRÒ CỦA GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH (CFO)
CFO THÀNH CÔNG NHƯ THẾ NÀO TRONG THẾ GIỚI MỚI ĐẦY SỰ THAY ĐỔI VÀ KHÔNG CHẮC CHẮN?
GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH (CFO) ĐẢM NHIỆM CÁC CÔNG VIỆC GÌ?
Nghề CFO với vai trò đối tác kinh doanh
Cách các CFO hàng đầu trên thế giới tạo ra giá trị
Kế toán quản trị ra quyết định từ bỏ hay giữ lại một ngành kinh doanh
Hệ thống kế toán cung cấp thông tin ra quyết định hiệu quả
Tham khảo thêm tài liệu khóa CFO, KTT của CleverCFO nhé cả nhà
https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSeG5ZHtZ7xnC1ByEmDeOJiueSz6ovYpr7rbmDnXZOKhd9ZxAw/viewform
Khóa học CFO của CleverCFO mang tính chất ứng dụng thực tế, thực hành trên model, giúp các bạn ứng dụng ngay vào công việc.
CLEVERCFO CAM KẾT HOÀN TIỀN 100% SAU BUỔI HỌC ĐẦU TIÊN NẾU CẢ NHÀ KHÔNG HÀI LÒNG
=> KHÔNG CÓ RỦI RO
=> HÃY CHO MÌNH CƠ HỘI CHĂM LO TỐT HƠN CHO GIA ĐÌNH NHÉ.